Bệnh phụ khoa ở nữ giới có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, đặc biệt là với phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ. Gần 90% nữ giới Việt Nam mắc bệnh phụ khoa. Có 3 loại bệnh phụ khoa mà hầu như chị em ở độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Đây là số liệu thống kê từ bộ Y tế năm 2014. Số lượng ca mắc bệnh phụ khoa mỗi năm ngày càng tăng, khoảng 15-27%. Điều đáng nói là phụ nữ Việt Nam còn thiếu hiểu biết về bệnh phụ khoa nên không có tự ý thức trong việc phòng và khám bệnh. Dưới đây là 3 bệnh phụ khoa thường gặp nhất.
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là căn bệnh phụ khoa mà nhiều phụ nữ mắc phải, là những tuyến nằm dưới lớp niêm mạc của tử cung, có nhiệm vụ tiết những dịch nhờn bôi trơn. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các tế bào lộ tuyến phát triển xâm lấn lên trên lớp niêm mạc cổ tử cung và lộ hẳn ra bên ngoài cổ tử cung.
Đây là tình trạng các lộ tuyến đã lộ ra bề mặt lớp niêm mạc cổ tử cung và bị viêm nhiễm. Do chúng đã lộ ra hẳn bên ngoài nên các tế bào lộ tuyến bị viêm nhiễm bởi các tác nhân lây truyền cho đường tình dục như: Trùng roi (trichomonas vaginalis), vi khuẩn lậu, chlamydia trachomatis, giang mai, virus HPV (Human papilloma virus)… Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các viêm nhiễm khác, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí có thể gây ung thư cổ tử cung dẫn đến hiếm muộn con nếu không kịp thời can thiệp điều trị đúng phương pháp.
Dấu hiệu nhận biết:
-Khí hư xuất hiện nhiều: Khi chị em bị viêm lộ tuyến cổ cử cung, sẽ nhận thấy có sự thay đổi về số lượng khí hư tiết ra, màu sắc và đôi khi cả… mùi. Bệnh càng nặng có nghĩa là khí hư càng nhiều và càng có mùi nặng hơn.
-Đau bụng dưới, phần bụng kinh: Cũng như các bệnh phụ khoa thường gặp khác, khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, chị em thường có hiện tượng bị đau vùng xương chậu, vùng eo, thậm chí còn đau bụng kinh.
-Ra máu khi quan hệ: Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng giúp chị em nhận biết được một số bệnh ở vùng kín, đặc biệt là viêm lộ tuyến cổ tử cung. Khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, bề mặt cổ tử cung cũng sần sùi hơn, dễ bị tổn thương hơn.
– Đi tiểu nhiều, tiểu rắt và bị đau.
- Rối loạn kinh nguyệt
-Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào của phụ nữ.
-Kinh nguyệt không đều có thể là rong kinh (trên 7 ngày), kinh mau (chu kỳ dưới 22 ngày), kinh thưa, máu kinh thay đổi cả về lượng, màu sắc lẫn mùi…
-Nguyên nhân chính của rối loạn kinh nguyệt có thể là do mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi các tác động khác như: Stress, hội chứng buồng trứng đa nang, tuổi tác, chế độ dinh dưỡng. Tuy hội chứng buồng trứng đa nang vẫn có thai tự nhiên nhưng không phải ai cũng có thể mang thai nếu không được chữa trị. Một số bệnh cũng gây ra rối loạn kinh nguyệt như: Rối loạn tuyến giáp, bệnh u xơ tử cung, các bệnh lây qua đường tình dục, bệnh lạc nội mạc tử cung…
-Kinh nguyệt không đều là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở người phụ nữ. Vì vậy, chị em nên đi khám phụ khoa khi có các dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt.
- Viêm âm đạo
Viêm âm đạo xảy ra khi bạn bị mất cân bằng hệ vi khuẩn vốn có do thay đổi môi trường âm đạo (suy giảm nội tiết tố nữ, miễn dịch, môi trường bên ngoài âm đạo nóng ẩm…) ký sinh trùng từ ngoài vào, hoặc nhiễm vi khuẩn: Nấm men candida, trùng roi trichomonas, giang mai,…
Dấu hiệu nhận biết:
-Chú ý đến sự tiết dịch của âm đạo: Dịch âm đạo xuất hiện nhiều hơn với màu trắng đục hoặc màu xám.
-Âm đạo có mùi khó chịu: “Vùng kín” bỗng nhiên có mùi khó chịu, có thể là mùi tanh, hôi.
-Cảm giác rát khi đi tiểu: Mặc dù nhiễm khuẩn âm đạo thường không gây đau đớn cho chị em nhưng một số trường hợp sẽ có cảm giác nóng rát khi đi tiểu. “Vùng kín” bị ngứa ngáy, khó chịu, cơn ngứa thường nhẹ nhưng nó có thể khiến chị em khó chịu.
-Ngoài ra, viêm âm đạo có thể gây viêm tử cung và vòi trứng, làm tắc vòi trứng gây vô sinh. Thậm chí, nếu để tình trạng kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, ung thư cổ tử cung là điều khó tránh khỏi.
- Một số lưu ý phòng ngừa bệnh phụ khoa:
– Giữ vệ sinh trước, trong và sau khi giao hợp, có đời sống tình dục lành mạnh. Tránh quan hệ vào những ngày hành kinh.
– Tránh thụt rửa âm đạo nhiều, điều này sẽ gây rối loạn cân bằng vi sinh vật, tạo điều kiện cho chúng xâm nhập lên tử cung. Tránh mặc trang phục quá chật. Nên dùng quần lót bằng vải cotton.
– Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất với sắt, vitamin, canxi, khoáng chất, axit folic.