Bệnh tim mạch do cholesterol trong máu cao có thể phòng và tránh được

Biện pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Bệnh tim mạch là bệnh của trái tim và mạch máu gồm nhiều loại như: tăng huyết áp, loạn nhịp tim, bệnh động mạch vành, hẹp hở van tim, tai biến mạch máu não, suy tim, phình động tĩnh mạch, tắc nghẽn, vữa xơ động mạch… Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch như bẩm sinh, béo phì, và đặc biệt với phụ nữ thì một trong những nguyên nhân được xác định đó là đa nang buồng trứng. Vậy phải làm thế nào để có thể ngăn chặn hay giảm nguy cơ mắc bệnh tim?

Trong nhiều yếu tố có thể gây bệnh, có những yếu tố không thể can thiệp, song có nhiều yếu tố có thể cải thiện, điều trị và phòng tránh được. Và trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến yếu tố có thể phòng và tránh được của căn bệnh nguy hiểm này.

Cholesterol máu cao

Hầu như ai cũng đã nghe nói đến cholesterol và biết rằng sự dư thừa của nó trong cơ thể có hại cho sức khỏe, nhất là nguy cơ bị các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim… Trong cơ thể, cholesterol có ở khắp các tế bào và có nhiều chức năng quan trọng. Nhưng nếu lượng cholesterol máu quá cao thì tỉ lệ vữa xơ động mạch càng lớn. Lúc đó, cholesterol sẽ đóng thành từng mảng ở thành mạch máu gây vữa xơ động mạch, dân dần sẽ dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim.

Bệnh tim mạch do cholesterol trong máu cao có thể phòng và tránh được
Bệnh tim mạch do cholesterol trong máu cao có thể phòng và tránh được

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch. Bệnh diễn biến rất thầm lặng, ít có các biểu hiện lâm sàng do vậy hầu hết các bệnh nhân đều không biết mình bị bệnh, nhưng lại gây ra các biến chứng rất nặng nề cho người bệnh và cho cả xã hội.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy ở hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp thành mạch máu thường bị vữa xơ nên rất kém co giãn. Chính vì thế, để có thể tống máu vào hệ thống huyết quản, tim phải co bóp mạnh hơn. Như vậy tim phải gắng sức liên tục, hệ quả là cơ tim sẽ dày lên và cứng hơn, sự cố gắng liên tục sẽ làm tim suy yếu. Bên cạnh đó, do áp lực lên thành động mạch tăng cùng với sự vữa xơ, làm mạch máu dễ bị vỡ ở những nơi xung yếu, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

Tiểu đường

Tiểu đường và tăng huyết áp là sự tác động lẫn nhau vô cùng nguy hiểm. Tăng huyết áp càng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Thận giúp kiểm soát huyết áp, nhưng thận cũng bị tổn thương nếu huyết áp quá cao.

Biến chứng tim mạch là biến chứng phổ biến, phức tạp và nguy hiểm nhất ở các bệnh nhân đái tháo đường, với các tổn thương ở cả các mạch máu nhỏ ở đáy mắt, cầu thận và ở cả các mạch máu lớn như mạch vành, mạch não và mạch ngoại biên ở chân.

Béo phì

Béo phì liên quan đến một loạt các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch bao gồm tăng huyết áp, kháng insulin, rối loạn dung nạp đường, cholesterol tăng cao, tăng triglycerid, giảm HDL và tăng fibrinogen trong huyết tương.

Béo phì có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch
Béo phì có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch

Hút thuốc lá

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch cao nhất. Bởi trong thuốc lá có nhiều chất nicotin có thể làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giảm ôxy, tăng huyết cục, gây tổn thương thành mạch… Do đó, người hút thuốc gây các bệnh về tim cao hơn người không hút từ 2 – 4 lần.

Thuốc lá tác nhân xấu đối với bệnh tim mạch
Thuốc lá tác nhân xấu đối với bệnh tim mạch

Áp lực, căng thẳng

Việc căng thẳng và áp lực sẽ làm tăng nhịp tim tăng nhanh, mà khi nhịp tim tăng nhanh sẽ kéo theo huyết áp tăng. Và với những người bệnh tim mà liên tục chịu ảnh hưởng của stress thì tần số cơn đau thắt ngực tăng lên; stress làm cho thần kinh tiết ra nhiều adrenalin làm tăng huyết áp dẫn tới tổn thương thành mạch; làm tăng kết tập tiểu cầu tạo cục máu đông, dễ bị nhồi máu cơ tim.

Biết được những yếu tố mắc bệnh tim mạch kể trên thì các chuyên gia đã đưa ra một số biện pháp phòng chống như:

– Bỏ hút thuốc lá ngay tức thì bằng nghị lực chứ đừng suy tính giảm hút dần dần.

– Giữ cân bằng cholesterol, cần giảm ăn chất béo có nguồn gốc động vật, ăn nhiều rau và trái cây các loại.

– Giảm cân nặng chống béo phì bằng giảm khẩu phần ăn hằng ngày.

– Tăng cường hoạt động thể lực như tập thể dục đều đặn, đi bộ, chơi một môn thể thao thích hợp…

– Phòng và chữa tăng huyết áp; cân bằng đường huyết ở mức trung bình; tránh những cảm xúc bất lợi, những căng thẳng hằng ngày…

Đặc biệt với những chị em đang bị rối loạn nội tiết tố và băn khoăn về việc đa nang buồng trứng có thai được không, thì càng quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn. Bởi hơn ai hết bạn là những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao nhất.

Call Now Button